Từ xa xưa, người dân Việt đã biết sử dụng những cây thuốc chữa bệnh gan mọc xung quanh nơi sống để chữa bệnh, trong số đó phải kể tới 1 loại thảo dược thân cỏ, điểm đặc biệt là khi vò nát có nước chảy ra như mực đen mang tên cỏ Nhọ nồi (cỏ mực).
>> Đọc thêm: Diệp Hạ Châu Giúp Giải Độc Gan Hiệu Quả
Cây có tên khoa học là Eclipta prostrata L. thuộc họ Cúc, mang một số đặc điểm bên ngoài dễ nhận biết như: cao từ 0,1 – 0,8m, có thân màu xanh lục đến hơi đỏ tím, phình lên ở những mấu, có lông trắng mọc thưa.Khi bẻ thân cây thấy có mủ trắng chảy ra, hóa đen khi ra không khí. Lá mọc đối, hẹp, dài, cuống lá ngắn. Hoa màu trắng mọc ở nách lá hoặc đầu cành. Quả bế dẹt, có 3 cạnh, 2 – 3 vảy nhỏ.
Vì cỏ nhọ nồi dễ sinh sống, ưa nơi đất ẩm nên có thể bắt gặp mọc hoang ở khắp các địa phương trên cả nước. Người dân thường lấy phần trên mặt đất để dùng tươi hoặc phơi, sấy khô, sao đen.
Bằng các phân tích lý hóa học, một số chất được tìm thấy trong cỏ nhọ nồi bao gồm: các alcaloidlà ecliptin, nicotin và coumarin lacton (wedelolacton), bên cạnh đó còn có tinh dầu, tanin, chất đắng, caroten.
Trong dân gian từ xưa có lưu truyền cách cầm các vết thương chảy máu nhanh chóng chính nhờ nhai nát lá cỏ nhọ nồi rồi đắp vào vết thương. Viện Dược liệu từng nghiên cứu tác dụng cầm máu và độc tính của cỏ nhọ nồi và nhận thấy nó có khả năng chống lại tác dụng của dicumarin (thuốc chống đông) giống vitamin K, cầm máu ở tử cung, tăng trương lực tử cung. Nước từ thảo dược này được dùng để uống giúp cầm máu trong các trường hợp chảy máu ngoài (vết thương trên da) hay chảy máu trong (chảy máu dạ dày, tiểu tiện ra máu, thổ huyết do lao, rong kinh, trĩ ra máu).
Theo Y học cổ truyền, cỏ nhọ nồi có vị ngọt, chua, tính lương (mát), quy 2 kinh can (gan) và thận. Bài thuốc cổ xưa đã kết hợp cỏ nhọ nồi, cùng với diệp hạ châu để chữa trị các chứng hoàng đản (vàng da), huyết nhiệt, nóng trong, mụn nhọt, lở ngứa. Tác dụng này đã được Y học hiện đại chứng minh thông qua thử nghiệm. Dịch chiết cỏ nhọ nồi bằng dung môicồn : nước (1:1) ghi nhận hiệu quả bảo vệ gan bằng cách giúp điều hòa nồng độ của các men chuyển hóa của gan. Bên cạnh đó, nồng độ lipid cao trong gan và bilirubin trong huyết thanh cũng giảm và trở về mức bình thường. Cỏ nhọ nồi còn làm thực phẩm chức năng gan nhằm giả độc và mát gan Vì vậy cỏ nhọ nồi thích hợp để bổ can thận trong trường hợp can thận âm hư với các triệu chứng: đau đầu, chóng mặt, mắt khô, quáng gà, ù tai, đau sườn, tâm phiền hay cáu giận, miệng ráo họng khô, gò má và môi đỏ, mất ngủ hay mê sảng, lưỡi đỏ; thanh can nhiệt trong điều trị nóng gan, viêm gan mạn, chấn thương sưng tấy lở loét, mẩn ngứa mụn nhọt.Kiêng kị: người tỳ, vị hư hàn (nhiễm lạnh), ỉa chảy phân sống cẩn trọng khi sử dụng.
Ngày nay, ở các vùng đô thị hóa, các thành phố lớn khó lòng tìm được cỏ nhọ nồi tươi để dùng. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể sử dụng dịch chiết hoặc cao đặc cỏ nhọ nồi trong các chế phẩm tân dược để giúp điều trị bởi tác dụng của cỏ nhọ nồi vẫn được giữ nguyên. Trong thực tế, cao dịch chiết chua ngút phối hợp cùng diệp hạ châu đã đưa vào thử nghiệm trên bệnh nhân viêm gan mãn tính tại bệnh viện Thanh Nhàn cho thấy hiệu quả hạ men gan và giảm triệu chứng rất khả quan. Đây cũng là hướng đi mới trong việc ứng dụng đông y nói chung và thuốc từ thảo dược vào việc chăm sóc sức khỏe hiện nay.
Dược sĩ: Quốc Anh