Trong hệ thống phủ tạng, Gan là cơ quan đảm nhận nhiều vai trò quan trọng nhất; được ví như cửa ngõ đầu vào “kiểm duyệt” tất cả thức ăn, nước uống đi vào cơ thể con người, do đó Gan cũng dễ có nguy cơ bị tổn thương nhất. Để nhận thức tốt hơn tầm quan trọng trong việc bảo vệ lá gan khỏe mạnh, chúng ta cùng tìm hiểu những nét khái quát về cấu tạo và các chức vụ mà gan đảm nhiệm.
>> Tìm hiểu: Bệnh viêm gan virut b
-
Hình thể bên ngoài
Gan là tạng nặng nhất của cơ thể, cân nặng bình thường vào khoảng 2,2 – 2,4 kg. Gan nằm trong ổ bụng về phía hạ sườn phải, mặt hoành giáp cơ hoành (cơ hít vào), mặt còn lại (mặt tạng) giáp với các tạng khác như dạ dày, đại tràng ngang. Gan khỏe mạnh có màu đỏ nâu trơn bóng.
Hình 1. Vị trí gan trong cơ thể
>> Đọc thêm: Thắc Mắc Thường Gặp Về Bệnh Gan
Gan được neo giữ cố định tại chỗ bởi 3 yếu tố chính:
- Tĩnh mạch chủ dưới (tĩnh mạch dẫn máu vào gan), dính chặt vào gan bởi các sợi liên kết
- Các dây chằng gan và các lá phúc mạc trung gian cố định gan với cơ hoành và với các tạng lân cận, gồm các thành phần cụ thể sau
– Dây chằng liềm gan: treo gan vào cơ hoành và vào mặt trong thành bụng trước
– Dây chằng tròn của gan: di tích của tĩnh mạch rốn đã bị tắc và thoái hoá thành một thừng sợi
– Dây chằng vành
– Dây chằng tam giác phải
– Dây chằng tam giác trái
– Mạc nối nhỏ: chủ yếu nối gan với dạ dày và phần trên tá tràng (ruột non)
- Áp lực trong ổ bụng do trương lực của các cơ thành bụng, và sự liên quan với các tạng xung quanh cũng đóng góp một vai trò quan trọng giữ gan tại chỗ.
Hình 2. Các dây chằng cố định gan
-
Hình thể bên trong và cấu tạo gan
Gan được cấu tạo bởi 3 thành phần chính: các bao gan, nhu mô gan, các mạch máu và đường dẫn mật trong gan.
Bao gan (áo gan) là các mô liên kết mỏng bao phủ bề mặt nhu mô gan. Nhu mô bao gồm các tế bào gan sắp xếp vào từng đơn vị cấu trúc gọi là các tiểu thùy gan. Mỗi tiểu thùy gan có cấu trúc hình đa giác, ở giữa hình đa giác là tĩnh mạch trung tâm tiểu thùy. Từ đây, các tế bào gan xếp thành bè gồm 2 hàng liền nhau tỏa ra phía ngoại vi như hình nan hoa, giữa 2 hàng tế bào gan có các đường ống nhỏ gọi là ống mật. Nơi 3 tiểu thùy tiếp xúc nhau gọi là khoảng cửa gồm các thành phần: 1 nhánh của tĩnh mạch cửa, 1 nhánh của động mạch gan, những sợi thần kinh, đường bạch huyết và một ống mật to hơn nhận mật từ các ống mật của bè tế bào gan.
Xem thêm phương pháp điều trị viêm gan B – Thạc sỹ Hoàng Khánh Toàn
(Dược sĩ tư vấn : 0976935676)
Để được tư vấn miễn phí các bệnh về gan, Quý khách vui lòng gọi ngay tới số 0976. 935 676 hoặc Tổng đài miễn cước 1800.1004
Những ai nên sử dụng thuốc bổ gan giải đọc Livsin 94
Xem thêm: Cảm nhận của người dùng Livsin 94
Nguồn: Dược Kim Long