Các trẻ có tình trạng tổn thương gan kéo dài trên 6 tháng là trẻ có bệnh gan mạn tính. Có nhiều bệnh lý gan mạn tính có thể ảnh hưởng tới trẻ em như: bệnh teo đường mật bẩm sinh, viêm gan virus mạn tính, bệnh thiếu hụt citrin, hội chứng Alagille, rối loạn chuyển hóa mật, bệnh Wilson, xơ gan….
Nguyên tắc dinh dưỡng
- Năng lượng cung cấp: tăng lượng calo đưa vào 130 -150% so với nhu cầu khuyến nghị.
- Carbonhydrat: Chiếm 50-65% năng lượng cung cấp cho trẻ (trừ bệnh thiếu hụt citrin và bệnh Glycogenose), trẻ có suy gan hoặc nhóm Glycogenose có nguy cơ hạ đường huyết nên cần lưu ý chia nhỏ bữa ăn trong ngày.
- Protein: Chiếm 12-15% năng lượng cung cấp cho trẻ (trừ bệnh NICCD), protein 2-4 g/l. Nên tăng acid amin thơm (AAAs), giảm acid amin chuỗi nhánh (BCAAs).
- Chất béo: Chiếm 25-30% tổng năng lượng cung cấp cho trẻ, nên dùng chất béo MCT (Triglycerit chuỗi trung bình) vì hấp thụ trực tiếp vào tế bào ruột và tĩnh mạch cửa. Không nên loại bỏ hoàn toàn LCT (Triglycerit chuỗi dài) khỏi chế độ ăn, vì chúng cung cấp các acid béo thiết yếu, các acid béo không bão hòa (như DHA) rất cần thiết cho sự tăng trưởng bình thường và phát triển não bộ của trẻ.
- Bổ sung các vitamin tan trong dầu: vitamin A, vitamin D, vitamin E, vitamin K. Liều lượng bổ sung tùy từng tình trạng thiếu vi chất ở bệnh nhân.
- Bổ sung khoáng chất, vi chất và các vitamin tan trong nước: Vitamin tan trong nước cũng nên được bổ sung dưới dạng vitamin tổng hợp. Đối với các khoáng chất, bao gồm selen, kẽm, canxi và magiê, việc bổ sung nên dựa vào kết quả kiểm tra ở từng bệnh nhân.
Lựa chọn và chế biến thực phẩm:
- Chọn thực phẩm tươi, tránh thức ăn dễ gây dị ứng như đồ biển, tôm, ốc, sò, hến.
- Protein: nên chọn từ cá, sữa, thịt nạc… không sử dụng phủ tạng động vật.
- Lipid: nên dùng dầu thực vật, dùng dầu MCT hoặc sữa giàu MCT theo chỉ định của bác sĩ. Tránh dùng mỡ động vật.
- Chọn rau, quả tươi, giàu vitamin.Chế biến thức ăn: Không nên chế biến cầu kỳ, hạn chế các món rán và hạn chế dùng nhiều gia vị.
- Số bữa ăn: tùy theo từng trẻ và giai đoạn bệnh. Có thể chia ra nhiều bữa để trẻ hấp thu tốt.
- Bữa ăn phải đủ các thành phần và có tỷ lệ thích hợp: carbonhydrat, lipid, protein tùy theo từng bệnh và giai đoạn bệnh.
Nguồn: Khoa Gan mật – Bệnh viện Nhi Trung ương
Bổ gan tiêu độc Livsin 94 – Phối hợp Diệp hạ châu, Chua ngút, Cỏ nhọ nồi giúp Phục hồi và bảo vệ chức năng gan, đặc biệt hiệu quả trong điều trị viêm gan B, viêm gan cấp và mãn tính. Sản phẩm đã được đánh giá hiệu quả trên lâm sàng tại các bệnh viện lớn: Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Quân Y. Sau 20 năm lưu hành trên thị trường Bổ gan tiêu độc Livsin – 94 đã vinh dự nhận được giải thưởng Ngôi sao thuốc Việt do Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế trao tặng.