Đánh Giá Thuốc Bổ Gan Livsin 94 Tại Viện Thanh Nhàn

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP THÀNH PHỐ MÃ SỐ 01C-08/06-2000-2

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA THUỐC LIV -94 LÀM GIẢM VÀ SẠCH HBsAg TRÊN BỆNH NHÂN VIÊM GAN MÃN TÍNH

Chủ nhiệm đề tài: BS. Nguyễn Bá Kinh – Nguyên Giám đốc bệnh viện Thanh Nhàn

Thư ký đề tài: BS. Cao Đức Hy

Cơ quan chủ trì đề tài: Sở Y tế Hà Nội

Cơ quan phối hợp thực hiện: Khoa Miễn dịch – Viện Quân y 108, Khoa Dược lý – Học viện Quân y

Viêm gan mạn tính là bệnh gan phổ biến thường gặp, hay dẫn đến hậu quả nghiêm trọng và nặng nề là xơ gan và ung thư gan. Y học đã có nhiều nghiên cứu tìm kiếm thêm nhiều thuốc mới nhằm mục đích dự phòng và điều trị viêm gan như vaccin phòng ngừa, thuốc tăng đáp ứng sinh học, thuốc ức chế miễn dịch, interferon…Một trong những liệu pháp điều trị là ngăn chặn đợt tiến triển đang hoại tử ở tế bào gan, ổn định được triệu chứng lâm sàng nhằm ngăn chặn, làm chậm quá trình tiến triển thành xơ gan. Ở Việt Nam từ năm 1994 trường đại học Dược khoa đã sử dụng bài thuốc Bổ gan tiêu độc gồm cây Chó đẻ răng cưa phối hợp với Chua ngút và Cỏ nhọ nồi mang tên Bổ gan tiêu độc LIV – 94. Qua nghiên cứu bước đầu đã xác nhận thuốc không gây độc cho cơ thể, có tác dụng bảo vệ chức năng gan, ngăn ngừa và điều trị nhiễm độc cho gan, có hiệu quả điều trị tốt trong điều trị viêm gan mạn tính do HBV, phục hồi chức năng gan. Thuốc cũng có tác dụng bồi bổ sinh lực kích thích ăn uống, chống rối loạn tiêu hóa kéo dài như đầy bụng, đau bụng, phân sống…Để góp phần đánh giá thuốc Bổ gan tiêu độc LIV – 94 trên bệnh nhân viêm gan mạn tính do nhiễm virus viêm gan B có biểu hiện hủy hoại tế bào gan, làm tăng hoạt tính enzym Transaminase và tăng Bilirubin máu. Đề tài ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA THUỐC LIV -94 LÀM GIẢM VÀ SẠCH HBsAg TRÊN BỆNH NHÂN VIÊM GAN MÃN TÍNH được tiến hành nhằm:

  1. Đánh giá tác dụng của thuốc LIV – 94 làm giảm và sạch HbsAg trên bệnh nhân viêm gan mạn tính
  2. Đánh giá sự thay đổi về lâm sàng và phục hồi Enzym Transaminase, Bilirubin ở bệnh nhân viêm gan mạn tính được điều trị bằng thuốc Bổ gan tiêu độc LIV – 94
  3. Đề xuất kinh nghiệm điều trị viêm gan mạn tính bằng LIV – 94
  4. Chất liệu nghiên cứu
  5. Chất liệu nghiên cứu

– Thuốc bổ gan tiêu độc LIV – 94 do trường Đại học Dược Hà Nội bào chế và sản xuất, xây dựng công thức dựa trên 3 loại dược liệu Diệp hạ châu, Chua ngút, Cỏ nhọ nồi dạng cao lỏng

I. Bệnh nhân

  1. Đối tượng nghiên cứu: Tiến hành trên các bệnh nhân được chẩn đoán viêm gan mạn do virus viêm gan B nằm điều trị tại khoa tiêu hóa, bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội.
  2. Cách chọn bệnh nhân

Các bệnh nhân được chọn để nghiên cứu phải đạt được các tiêu chuẩn sau:

+ Thời gian mắc bệnh trên 6 tháng

+ Hoạt tính enzym Transaminase và Bilirubin tăng cao vượt quá mức bình thường 1,5 lần.

+ Trong máu có HBsAg

+ Các triệu chứng lâm sàng của viêm gan mạn như: đau tức vùng gan, rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, tiểu vàng, da niêm mạc mắt vàng.

II. Phương pháp nghiên cứu

  1. Phương pháp nghiên cứu dược lý:

– Thử độc tính cấp

– Xác định độ an toàn của thuốc

  1. Phương pháp nghiên cứu lâm sàng

– Bệnh nhân được lựa chọn trực tiếp, theo dõi các tiêu chuẩn tại khoa Tiêu hóa – Bệnh viện Thanh Nhàn. Tất cả các bệnh nhân được khám, điều trị và ghi chép theo dõi diễn biến của bệnh theo một mẫu thống nhất.

  1. Thuốc điều trị

Các bệnh nhân uống thuốc bổ gan tiêu độc LIV – 94 theo 3 nhóm sau:

– Nhóm 1: Uống 5 ống/ngày chia làm 2 lần, sáng 2 ống, chiều 3 ống uống sau bữa ăn.

– Nhóm 2: Uống 10 ống/ngày chia 3 lần (sáng: 3 ống, chiều: 3 ống, tối: 4 ống; uống sau bữa ăn)

– Nhóm 3: Uống 15 ống/ngày chia làm 3 lần, sau 3 bữa ăn, 1 lần uống 5 ống.

Các chỉ tiêu theo dõi và đánh giá về lâm sàng:

+ Triệu chứng chủ quan:

– Đau tức vùng gan

– Mệt mỏi, cơn mệt mỏi

– Rối loạn tiêu hóa: chán ăn, đầy bụng, đi ngoài sống phân

– Ngứa, tiểu vàng

+ Khám lâm sàng:

– Mức độ gan to

– Sốt

– Da, niêm mạc, mắt vàng

  1. Cận lâm sàng
  2. Xét nghiệm máu định lượng HBsAg theo phương pháp vi định lượng RIA làm tại khoa Miễn dịch viện 108 do TS. Lê Văn Don thực hiện trên máy đếm phản xạ tự động Gamma Counter của Anh sản xuất, sử dụng kite hãng Organoteknica

Mỗi bệnh nhân được chia làm 3 lần:

  • Lần 1: Trước khi uống thuốc 1 – 2 ngày
  • Lần 2: Sau 30 ngày uống thuốc
  • Lần 3: Sau 90 ngày uống thuốc
  1. Xét nghiệm Transaminase và Bilirubin toàn phần một bệnh nhân phải làm 2 lần:
  • Lần 1: Xét nghiệm 1 – 2 ngày trước khi nhập viện
  • Lần 2: Sau 30 ngày uống thuốc

Các bệnh nhân được khám trực tiếp, lấy máu xét nghiệm điều trị và theo dõi kết quả về lâm sàng, cận lâm sàng.

6. Các chỉ tiêu lâm sàng và cận lâm sàng để đánh giá kết quả:

7. Loại tốt:

– Lâm sàng: Hết các triệu chứng lâm sàng chính

+ Hết đau tức vùng gan

+ Hết mệt mỏi

+ Hết rối loạn tiêu hóa

+ Hết vàng da và niêm mạc

– Xét nghiệm:

+ SGPT và SGOT trở về bình thường

+ Bilirubin toàn phần trở về bình thường

+ Albumin trở về bình thường (tỷ lệ A/G >1 nếu có điện di)

8. Loại khá

– Lâm sàng: Giảm trên 50% các triệu chứng lâm sàng chính

– Xét nghiệm:

+ SGPT, SGOT < 60u/l

+ Bilirubin toàn phần < 20mMol/l

+ Albumin tăng ít (A/g > 1 nếu có điện di)

  1. Không đáp ứng

– Lâm sàng: Các triệu chứng lâm sàng vẫn còn nguyên vẹn hoặc giảm < 50%

– Xét nghiệm:

+ SGPT, SGOT > 60u/l

+ Bilirubin toàn phần > 20mMol/l

+ Albumin không/hoặc tăng ít (A/G ≤ 1 nếu có điện di)

III. Kết quả nghiên cứu:

Qua 2 năm thực hiện, đến tháng 12 năm 2001 đề tài đã cho những kết quả quan trọng và trung thực dựa trên phương pháp nghiên cứu đánh giá khoa học. Một số nét tiêu biểu của đề tài có thể nhắc tới như sau:

  1. Số lượng bệnh nhân tham gia: Đề tài lựa chọn theo dõi hiệu quả lâm sàng của thuốc trên 75 bệnh nhân viêm gan trên 6 tháng, men gan tăng cao 1,5 lần và dương tính với kháng nguyên virus viêm gan B. Bệnh nhân cũng có các biểu hiện điển hình của thể viêm gan B mãn tính.

Đặc điểm lâm sàng của nhóm bệnh nhân nghiên cứu:

Triệu chứng Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Đau tức vùng gan 75 100
Mệt mỏi 75 100
Rối loạn tiêu hóa 75 100
Tiểu vàng 68 91.6
Da, niêm mạc vàng 49 65

 

– Tác dụng của thuốc được đánh giá trên cả 3 mặt:

Tác dụng của thuốc được đánh giá

  1. Kết quả nghiên cứu:

 Về tính chất dược lý (độ an toàn, độc tính):nghiên cứu cho thấy động vật thí nghiệm sau 6 tuần dùng thuốc với nồng độ gấp 17 lần liều dùng trên người đều khỏe mạnh và không có phản ứng phụ ảnh hưởng tới cơ thể. Bên cạnh đó, nghiên cứu không ghi nhận bất kỳ tác dụng phụ nào của thuốc trong suốt quá trình điều trị cho bệnh nhân. Từ đó có thể khẳng định thuốc Livsin94 cơ bản đảm bảo an toàn và có thể áp dụng rộng rãi cho người bệnh.

Hiệu quả về mặt lâm sàngcủa thuốc được chứng minh rõ rệt khi làm giảm, mất mọi triệu chứng với tỷ lệ lên tới trên 70% sau 30 ngày dùng thuốc ở tất cả các bệnh nhân

Kết quả nghiên cứu

60 bệnh nhân điều trị nội trú 30 ngày ở bệnh viện đã làm thay đổi các triệu chứng lâm sàng đáng kể:

– Đau tức vùng gan đạt tỷ lệ giảm và mất 74%

– Mệt mỏi giảm 85,2%

– Rối loạn tiêu hóa: 86%

– Da, niêm mạc, mắt vàng đạt tỷ lệ giảm: 84,6%

            

  • Các xét nghiệm cận lâm sàng cũng cho kết quả vô cùng tốt ưu: sau 3 tháng dùng thuốc nồng độ HbsAg giảm 95,7% so với mức ban đầu; và đặc biệt ghi nhận 6 trường hợp đã hoàn toàn sạch HbsAg trong máu (tỷ lệ 8%).
  • Cơ chế của thuốc LIV – 94

– Thuốc LIV – 94 được cấu tạo gồm 3 thành phần: Diệp hạ châu, Chua ngút, Cỏ nhọ nồi. Theo các tác giả thì tác dụng chính trong điều trị viêm gan mạn tính của bài thuốc này chủ yếu do Diệp hạ châu nhưng Chua ngút và Cỏ nhọ nồi đều có tác dụng bổ trợ và khi phối hợp gây tác dụng cộng lực làm tăng tác dụng kháng virus, phục hồi chức năng gan của Diệp hạ châu.

– Cơ chế kháng virus viêm gan B là chống độc bảo vệ gan được rất nhiều tác giả nghiên cứu, các giả thiết là do các hoạt chất trong Diệp hạ châu có tác dụng kháng virus theo cơ chế chủ yếu là ức chế hoạt tính enzym DNA polymeraza làm ngăn cản phát triển của virus viêm gan B.

Từ những kết quả đạt được về lâm sàng, cận lâm sàng, mức độ giảm và sạch kháng nguyên bề mặt viêm gan B mạn tính (HBsAg) chúng tôi xin đề nghị liều lượng và thời gian sử dụng thuốc LIV – 94 như sau:

  • Liều lượng: trường hợp viêm gan B mạn tính thể nhẹ và trung bình (Hoạt tính HBsAg < 1000ng/ml): đề nghị áp dụng mức liều điều trị 10 ống LIV 94/ngày (tương đương 25g dược liệu khô); viêm gan B thể nặng (HBsAg > 1000ng/ml): đề nghị áp dụng liều điều trị 15 ống LIV – 94/ngày (tương đương 37gr dược liệu khô)
  • Thời gian điều trị: Không nên dưới 3 tháng và không nên quá 12 tháng. Tuy vậy cần căn cứ vào kết quả xét nghiệm chức năng gan và HBsAg để quyết định liệu trình điều trị cho thích hợp với từng bệnh nhân.

Từ những kết quả trên, ta thấy rằng: Livsin94 là thuốc có nguồn gốc từ thảo dược, không độc, không gây tác dụng phụ cho người sử dụng, mặt khác thuốc còn thể hiện những tác dụng vượt trội trong việc làm giảm và mất các triệu chứng của bệnh viêm gan B mãn tính. Đây là thuận lợi cho việc dùng thuốc kéo dài, có thể sử dụng rộng rãi ở mọi tuyến y tế và là hướng điều trị tốt để giải quyết viêm gan B mãn tính ở nước ta.

Nguồn: Dược Kim Long

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

*

Liên hệ